-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những điều cần biết khi mang thai là một vấn đề mà mọi chị em phụ nữ phải hiểu nhiều nhất. Đặc biệt là những bạn nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được tất cả những thông tin cần thiết khi mang thai. 1. Vì sao cần nắm vững những điều cần biết khi mang thai? Như mọi người trong chúng ta đã biết, mang thai là một vấn đề rất ý nghĩa của con người. Đặc biệt, đối với người phụ nữ thì điều ấy càng trở nên thiêng liêng hơn. Nó thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Đồng thời cũng là điều thú vị khi người phụ nữ cưu mang một thiên thần trong bụng mình. Mặt khác, mang thai là một quá trình không hề ngắn. Nó chiếm đến 40 tuần của người phụ nữ. Trong suốt thời gian này, thai phụ cũng cần nắm những kiến thức quan trọng. Chẳng hạn như nên ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ như thế nào. Mục tiêu chính của việc nắm bắt những điều cần biết khi mang thai đó chính là sự khỏe mạnh của người mẹ. Và quan trọng hơn nữa là thai nhi phát triển bình thường. Hạn chế được những rủi rõ trong quá trình mang thai như: Sẩy thai. Thai chết lưu. Sinh con nhẹ cân. Trẻ sơ sinh non tháng. Em bé bị dị tật bẩm sinh. Trẻ sơ sinh bị bệnh truyền nhiễm từ người mẹ,… 2. Tiêm phòng trước mang thai Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Chính điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh. Một số bệnh chỉ làm cho thai phụ hơi khó chịu. Tuy nhiên, có những bệnh khác thậm chí có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹ khỏi những bệnh lý nguy hiểm không đáng có. Một số vaccine mà người phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm: Thủy đậu (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng). Sởi – Quai bị – Rubella (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng). Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván. Các loại vaccine mà người phụ nữ có thể tiêm phòng khi đang mang thai bao gồm: Viêm gan siêu vi B. Cúm. Uốn ván. 3. Lịch khám thai định kỳ Khám thai định kỳ giúp thai phụ có thể theo dõi sự phát triển của em bé. Đồng thời có thể phát hiện sớm nguy cơ dị tật, hoặc các biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai rất quan trọng mà thai phụ không nên bỏ qua: Thời điểm tuần 11 đến 13 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy, tầm soát các bệnh như Down, dị tật ở tim, tay chân, thoát vị cơ hoành,… Chỉ số này càng thấp thì thì thai nhi càng có ít nguy cơ bị bệnh bẩm sinh. Khám thai tuần tuần 21 đến 24: Để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan nội tạng,… Thời điểm tuần 30 đến 32 của thai kỳ: Nhằm phát hiện các bất thường xảy ra muộn như: dị tật tim, động mạch, các bất thường ở não. Đồng thời cũng biết được thai có chậm phát triển hay không. Khám thai tuần 35 đến 36 của thai kỳ để xác định thai ổn trước khi sinh. Đồng thời dự đoán thời điểm sinh em bé. 4. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần phải nắm vững. Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và của cả em bé trong bụng. Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Bao gồm: Tinh bột, đạm, đường, lipid và vitamin. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sao cho có sự cân bằng tốt nhất giữa các nhóm dưỡng chất. 4.1 Các loại vitamin cần bổ sung Vitamin A để tăng cường miễn dịch, ổn định thị lực. Vitamin B1 giúp phòng bệnh tê phù. Vitamin B2, B12 giúp phòng bệnh thiếu máu. Vitamin B6 giúp hạn chế tình trạng nghén khi mang thai. Axit folic hay vitamin B9 giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời phòng thiếu máu ở thai phụ. Vitamin C giúp vững bền mạch máu, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng. Vitamin D giúp hấp thụ canxi. 4.2 Các chất dinh dưỡng vi lượng Chất xơ để kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón. Canxi. Chất khoáng vi lượng như: sắt, kẽm, magie, iod, kali. 4.3 Nhóm các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu Hải sản. Thịt nạc, thị gà, cá biển. Sữa dành cho bà bầu như: Anmum, Similac Mom, EnfaMama A+,… Những loại sữa này rất giàu dưỡng chất. Đồng thời còn hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ sơ sinh. Ngũ cốc các loại. Trái cây như: chuối, cam, táo, nho, quýt, bưởi,… Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi. Trứng gà. Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng,… 5. Tăng cân khi mang thai Tăng cân khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu nhất định phải biết. Mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao được thể hiện qua chỉ số BMI. Dưới đây là mức tăng cân tối ưu theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) khuyến cao: Đối với người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 (cân nặng bình thường): Bạn chỉ nên tăng từ 11 đến 16 kg trong suốt thai kì. Tăng tối đa 2 Kg trong ba tháng đầu. Tăng trung bình 0,5 Kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt. Thiếu cân (BMI < 18,5): Bạn cần tăng từ 13 đến 18kg trong suốt quá trình mang thai. Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): Cả thai kỳ, bạn chỉ nên tăng từ 7 đến 11 Kg. Béo phì (BMI ≥ 30): Bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9kg. Mang thai đôi: Nên tăng thêm 17 đến 24 Kg trong thai kì nếu trước khi mang thai, bạn có cân nặng bình thường. Tăng 14 đến 23kg nếu thừa cân, và 11 đến 19 Kg nếu bị béo phì. 6. Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai Một số bệnh có thể nặng hơn khi mang thai, hoặc do mang thai thúc đẩy phát sinh bệnh. Thường gặp các bệnh như: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật. Đái tháo đường thai kỳ. Rối loạn tâm thần khi mang thai. Điển hình như: rối loạn cảm xúc, stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,… Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ. Bệnh thuộc hệ tiêu hóa như: Đầy bụng khó tiêu, trĩ, táo bón, tiêu chảy. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Viêm đường tiểu. Bệnh thuộc hệ hô hấp: Khó thở, viêm phổi, hen suyễn,… Các bệnh viêm nhiễm do suy giảm sức đề kháng như: Sởi, thủy đậu, quai bị,… 7. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi Khi mang thai, người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm. Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, thai phụ cũng nên thường xuyên vận động. Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái. Đồng thời giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,… Mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia vào một lớp học tiền sản. Cụ thể như: Dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Vận động khi mang thai. Chuẩn bị trước khi sinh. Cách tắm cho em bé tại nhà. Làm sao cho bé bú đúng cách. Cách phòng bệnh thường gặp ở bà bầu. 8. Những điều cần tránh khi mang thai Khi mang thai, người mẹ không nên làm những công việc nặng. Không nên làm trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Hoặc những việc làm phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Quan hệ khi mang thai: Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormôn, tâm lý, sức khỏe. Không ăn các loại thực phẩm sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập. Tuyệt đối không thuốc lá và hít khói của thuốc lá. Không uống rượu bia, chất kích thích hoặc các loại nước uống có cồn. Hạn chế tối đa nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ của thai kỳ. Chẳng hạn như sinh non, sinh em bé nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,… 9. Sử dụng thuốc khi mang thai Một trong những điều mà thai phụ không nên chủ quan đó chính là thuốc uống khi mang thai. Mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý uống thuốc, kể cả thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những loại thuốc có thể uống khi mang thai bao gồm: Thuốc giảm đau Paracetamol. Viên uống bổ sung vitamin phức hợp, axit folic, canxi. Viên uống bổ sung chất sắt. Thuốc giảm tình trạng nôn do nghén như Magie B6, Domperidon. Thuốc ngủ có thành phần thảo dược như: Night Queen, Mimosa. Những loại thuốc nên thận trọng dùng khi mang thai (phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa): Thuốc hạ áp. Thuốc trị đái tháo đường. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm non steroid. Thuốc chống động kinh. Nhóm thuốc điều trị rối loạn tâm thần. Thuốc kháng sinh các loại
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó như mẹ không có sữa, mẹ bệnh phải cách ly với trẻ, mẹ phải dùng thuốc đặc trị... một số trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vậy, sữa bột, hay còn được gọi với cái tên là “sữa công thức”, sẽ phải bổ sung hoặc thay thế sữa mẹ. Sữa công thức là gì? Sữa công thức (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần gần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ. Có 3 dạng sữa công thức đó là: Pha sẵn, sữa cô đặc và sữa bột. Sữa công thức dạng pha sẵn chắc chắn là tiện lợi nhất. Mẹ không cần phải đo lường hay pha khuấy gì cả, chỉ mở nắp là cho trẻ uống được ngay. Sữa này bảo đảm vệ sinh và đặc biệt thuận tiện khi cha mẹ chưa biết tìm nước pha sữa ở đâu. Giá sữa pha sẵn thường đắt hơn sữa bột khoảng 20%. Các hộp sữa cũng chiếm nhiều diện tích trong tủ lẫn trong thùng rác của gia đình hơn. Sữa pha sẵn sau khi mở nắp chỉ để được khoảng 48 giờ. Và sữa này cũng có màu hơi sậm hơn sữa bột nên dễ để lại vết bẩn trên quần áo của trẻ. Đối với sữa công thức dạng cô đặc, bà mẹ cần pha chung với nước. Tỷ lệ sữa và nước thường là 1:1, nhưng mẹ nhớ luôn phải đọc kỹ hướng dẫn trên hộp. So với loại pha sẵn, sữa dạng cô đặc rẻ hơn và ít cồng kềnh hơn. Tuy nhiên sữa dạng này vẫn đắt hơn sữa bột. Sữa bột là lựa chọn kinh tế và thân thiện với môi trường nhất, chiếm ít không gian vận chuyển lẫn vị trí trong tủ cũng như thùng rác của gia đình. Sữa bột mất nhiều thời gian pha khuấy hơn các loại sữa công thức khác và các mẹ phải làm chính xác theo hướng dẫn. Sữa này để được 1 tháng sau khi mở nắp thiếc. Cũng giống như sữa cô đặc, khi nào cần mẹ có thể pha cho bé uống với liều lượng linh hoạt, đặc biệt thuận tiện nếu đang cho bé bú mẹ nhưng vẫn cần cho bé bú bổ sung thêm sữa ngoài.
Các món ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng mà lại tiết kiệm tiền là mục tiêu mà mẹ nào cũng muốn chuẩn bị cho con. Khi bé mới chào đời thức ăn chính của bé là sữa mẹ, sữa mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, khi sữa mẹ không đủ có thể sử dụng sữa ngoài để bổ sung cho bé (sữa bột pha theo công thức) việc bổ sung này không những thay thế cho sữa mẹ mà còn giúp cho bé có thể quen dần với việc thay đổi thức ăn chính quen dần với lối sống của người lớn. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu phát triển vượt trội hơn. Vì vậy mà mẹ cần bổ sung kết hợp giữa sữa mẹ và thức ăn ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của bé trong giai đoạn này. Khi bé được 6 tháng tuổi đồng nghĩa với việc các vi chất, vi lượng trong sữa mẹ cũng giảm dần như sắt, canxi, kẽm trong khi đó nhu cầu sắt, canxi, kẽm trong giai đoạn này của bé lại tăng cao. Nếu chỉ cho bé bú mẹ bé sẽ thiếu chất trầm trọng và có thể khiến cho bé rơi vào tình trạng thiếu máu hay còi xương. Ăn dặm có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ, vì ở giai đoạn này cơ thể bé rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu như không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ăn dặm còn giúp bé hình thành được thói quen ăn uống sau này. Ăn thế nào mới đúng cách? Có không ít các mẹ cho rằng con mình luôn cần các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, tôm, cua để phát triển trí tuệ, thể chất. Tuy nhiên quan niệm này chưa hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ mà cơ thể bé cần những chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như bé bị suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu máu thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin D,.... Cũng theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng Quốc gia, mỗi trẻ dưới 1 tuổi cần 23g protein. Do vậy bố mẹ cần chú ý cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ. Bên cạnh đó cũng cần giữ gìn vệ sinh trong khi trẻ ăn uống để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể con. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mẹ có thể lựa chọn các món ăn dặm cho bé khác nhau như mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo xay. Dù là mẹ chọn cách nào đi nữa thì mẹ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc khi nấu cho bé với mỗi bữa của bé đều phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết sau đây: